Trong xã hội hiện nay, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc của rất nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người đang sinh sống và làm việc tại những thành phố lớn. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thẻ tín dụng mang đến cho người dùng, tuy nhiên việc sử dụng thẻ không cẩn thận còn có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ ngân hàng cho phép khách hàng có thể sử dụng số tiền trong hạn mức đã thỏa thuận trước đó với ngân hàng mà không cần phải có số dư trong tài khoản. Nói đơn giản thì đây là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước rồi thanh toán sau cho ngân hàng.
Bạn có thể sử dụng thẻ Credit để thanh toán, mua hàng trực tiếp, đặt vé máy bay, những dịch vụ cần thanh toán trong và ngoài nước. Hoặc bạn cũng có thể mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị mà không cần mang theo tiền mặt. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn có chức năng rút tiền mặt tại cây ATM, và trả góp với rất nhiều ưu đãi.
Hiện nay, thẻ tín bao gồm 2 loại:
- Thẻ tín dụng nội địa (chỉ được thanh toán trong nước)
- Thẻ tín dụng quốc tế (có thể thanh toán cả trong nước và quốc tế)
Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Để phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, trước hết bạn cần tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 loại thẻ này thông qua một số tiêu chí sau:
Tiêu chí so sánh | Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng |
Khái niệm | Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán thay cho tiền mặt
Chủ thẻ chỉ được chi tiêu và giao dịch bằng đúng số dư trong tài khoản Mọi chi tiêu được trừ trực tiếp vào số tiền có trong tài khoản |
Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán, tiêu trước trả sau
Ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho chủ thẻ để chi tiêu theo nhu cầu. Chủ thẻ cần thanh toán đầy đủ số tiền đã sử dụng này trước thời hạn thanh toán được ghi trên sao kê Sau thời hạn tối đa là 45 ngày, nếu khách hàng vẫn chưa hoàn đủ tiền cho ngân hàng thì sẽ bị tính thêm lãi suất |
Cấu tạo thẻ | Mặt trước:
Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard) Dòng chữ “DEBIT” được ghi ở trên hoặc ở dưới biểu tượng đơn vị thanh toán Tên ngân hàng phát hành thẻ và logo của ngân hàng đó Họ tên chủ thẻ, số thẻ Thời gian hiệu lực thẻ Mặt sau: Dải băng từ có chứa thông tin được mã hóa và những yếu tố kiểm tra an toàn |
Mặt trước:
Biểu tượng: chữ “CREDIT” được ghi trên thẻ Tên ngân hàng phát thẻ và logo của ngân hàng đó Họ tên chủ thẻ, số thẻ Thời gian hiệu lực thẻ Chip điện tử Mặt sau: Dải băng từ có chứa số CVC/CVI Ô chữ ký dành cho chủ thẻ |
Chức năng | Chuyển tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn thay tiền mặt | Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ… thay thế cho tiền mặt
Rút tiền mặt Chuyển đổi trả góp với mức lãi suất từ 0-1% |
Phạm vi sử dụng | Thẻ ghi nợ thanh toán cả trong và ngoài nước | Thẻ tín dụng thanh toán cả trong và ngoài nước |
Điều kiện làm thẻ | Người mở thẻ chỉ cần có CMND/CCCD | Người mở thẻ cần phải có: Hồ sơ chứng minh thu nhập, sao kê thu nhập trung bình hàng tháng, hợp động lao động, giấy tờ tài sản sở hữu…. |
Phí, lãi suất | Phí rút tiền: thấp
Phí chuyển khoản: thấp Phí thường niên: thấp Tuy nhiên, các loại thẻ ghi nợ quốc tế thường có mức phí cao hơn phí nội địa Phí dịch vụ banking, Internet banking có thể miễn phí hoặc mất phí tùy thuộc vào từng ngân hàng |
Phí rút tiền: Từ 0-4% / tổng số tiền rút
Phí thường niên: Khá cao Phí dịch vụ banking, Internet banking: miễn phí Lãi suất cao thanh toán nợ chậm |
Chương trình | Thẻ ghi nợ thường ít nhận được ưu đãi, gần như không có | Thẻ tín dụng nhận được rất nhiều ưu đãi từ ngân hàng phát hành thẻ và đối tác của ngân hàng |
Giới hạn của thẻ | Hạn mức của thẻ Debit dựa số dư có trong thẻ | Hạn mức của thẻ Credit dựa vào hạn mức thỏa thuận với ngân hàng |
Lịch sử tín dụng | Không ảnh hưởng đến điểm và xếp hạng tín dụng | Ảnh hưởng lớn đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của thẻ |
Mức chi tiêu | Sử dụng bằng số dư có trong tài khoản ngân hàng
Bạn cần nạp tiền vào thẻ thì mới có thể chi tiêu
|
Sử dụng bằng hạn mức mà ngân hàng cung cấp
Thông thường, bạn không thể chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt quá hạn mức nhưng bạn sẽ phải trả thêm mức phí khá cao |
Thủ tục làm thẻ | Chuẩn bị một số giấy tờ như CMND/CCCD, phí làm thẻ…
Đến bất cứ chi nhánh ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn
|
Hồ sơ mở thẻ tín dụng bao gồm:
Hồ sơ chứng minh tài chính Hồ sơ chứng minh các thông tin cá nhân Hồ sơ chứng minh địa chỉ hiện tại Hồ sơ chứng minh công việc Bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng hoặc mở thẻ online trên website của ngân hàng đó
|
Điều kiện mở thẻ tín dụng
Để mở thẻ tín dụng, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thông tin cá nhân rõ ràng: Họ tên, ngày sinh, quê quán…;
- Nguồn thu nhập ổn định: Thu nhập mỗi tháng hoặc có tài sản bảo đảm như chứng chỉ tiền gửi/sổ tiết kiệm;
- Uy tín tín dụng cá nhân: Điểm tín dụng, lịch sử tín dụng;
- Ngoài những điều kiện trên thì cá nhân phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc cá nhân được các công ty/tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ Credit. Ngoài ra khách hàng cần từ đủ 18 tuổi và có thu nhập ổn định từ 3 tháng trở lên tại cơ quan công tác hiện tại.
Thủ tục mở thẻ tín dụng
Để thủ tục làm thẻ tín dụng thuận lợi và nhanh chóng nhất, việc chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ là điều rất cần thiết. Theo đó, tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ có quy định riêng về hồ sơ mở thẻ tín dụng, nhưng phần lớn đều cần những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký thẻ tín dụng theo mẫu sẵn có của ngân hàng.
- CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ.
- Sổ hộ khẩu thường trú/KT3 dài hạn/Giấy xác nhận cư trú có dấu của địa phương.
- Giấy tờ để chứng minh thu nhập: Phiếu lương/bảng kê lương/ xác nhận lương (áp dụng đối với khách hàng đang làm việc tại cơ quan nhà nước), Sao kê tài khoản lương…
- Giấy tờ chứng minh công việc hiện tại như: Quyết định nâng lương/bổ nhiệm, hợp đồng lao động, giấy phép đăng ký kinh doanh…
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng mở thẻ tín dụng.
Hạn mức thẻ tín dụng
Dựa vào hồ sơ và độ uy tín của người đăng ký thẻ tín dụng (dựa vào thông tin trên CIC), ngân hàng sẽ cấp thẻ cùng với một hạn mức tín dụng. Đây là hạn mức sử dụng tối đa của thẻ tín dụng. Nếu sử dụng vượt quá số hạn mức này, bạn sẽ phải chịu thêm phí phạt.
Hướng dẫn mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng
Nhìn chung thủ tục để đăng ký thẻ tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam khá giống nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách làm thẻ tín dụng tại một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng Vietinbank
Để mở thẻ tín dụng tại ngân hàng Vietinbank, khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị mở thẻ và hợp đồng làm thẻ tín dụng (theo mẫu chung).
- Giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân: CMND/CCCD, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy tạm trú.
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập mỗi tháng.
Ngân hàng Techcombank
Thủ tục làm thẻ tín dụng tại ngân hàng Techcombank như sau:
- Giấy tờ chứng minh thông tin chủ thẻ: CMND/CCCD/Hộ chiếu…
- Khách hàng không nhất thiết phải chứng minh thu nhập mà chỉ cần có tài khoản tiền gửi Techcombank. Ngân hàng sẽ dựa vào hoạt động của tài khoản và số tiền tiết kiệm của bạn tại ngân hàng để đánh giá.
Ngân hàng Vietcombank
Thủ tục đăng ký thẻ tín dụng tại ngân hàng Vietcombank như sau:
- Tờ yêu cầu phát hành thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng Vietcombank.
- Bản Photocopy hai mặt CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
- Đối với người nước ngoài thì cần có bản sao Visa có thời hạn.
- Có tài sản đảm bảo hoặc thu nhập thực tế từ 5 triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào hạn mức khác nhau mà có thể thay đổi.
Ngân hàng BIDV
Khi mở thẻ Credit tại ngân hàng BIDV, khách hàng cần:
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc thẻ KT3 (đối với người Việt Nam), hộ chiếu/ thị thực cư trú hợp pháp (với người nước ngoài).
- Giấy tờ chứng minh tài chính tương ứng với từng loại thẻ.
Ngân hàng Sacombank
Thủ tục để làm thẻ tín dụng tại ngân hàng Sacombank như sau:
- Giấy tờ chứng minh thông tin chủ thẻ: CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ.
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập: Sao kê lương, bảng lương…
Lưu ý sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả
Thẻ tín dụng mang đến rất nhiều lợi ích trong việc chi tiêu, mua sắm cho chủ thẻ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối bảo mật 3 số cuối ở mặt sau của thẻ tín dụng, còn được gọi là mã số bảo mật thẻ. Đặc biệt là khi bạn thanh toán online, bạn không nên chia sẻ 3 số này cho bất cứ người nào khác để tránh rủi ro bị đánh cắp thông tin thẻ.
- Mặc dù thẻ Credit không yêu cầu cấp mã PIN tại điểm thanh toán nhưng trong trường hợp nghi ngờ bị lộ mã PIN, bạn cần gọi điện đến ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ nhằm giảm thiểu nguy cơ mất tiền, sau đó thực hiện đổi mã PIN mới.
- Nếu thực hiện thanh toán trực tiếp tại nhà hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị… khi đưa thẻ tín dụng cho nhân viên quẹt vào máy thanh toán thì bạn cần chú ý không để nhân viên cầm thẻ rời thẻ tầm mắt hoặc bạn có thể tự quẹt thẻ thanh toán. Đây là điều cần cần chú ý để tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân nếu nhân viên chụp lại các thông tin bảo mật được in trên thẻ.
- Để sử dụng Credit hiệu quả, chủ thẻ cần thanh toán đúng hạn theo đúng thỏa thuận với ngân hàng. Hãy thường xuyên kiểm tra sao kê mà ngân hàng gửi về, chú ý về hạn thanh toán để tránh bị phạt do thanh toán quá hạn và áp dụng lãi suất cho số tiền chi tiêu quá mức.
- Cần hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện tất cả các giao dịch rút tiền mặt tại ATM. Bởi việc này có thể khiến bạn phải chịu mức phí và lãi suất cao (có thể từ 1% đến 4% trên tổng số tiền đã rút, mức lãi suất khoảng 20% đến 30%/năm) đồng thời còn khiến bạn rất dễ bị rò rỉ các thông tin cá nhân.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết về thẻ tín dụng, điều kiện, thủ tục làm thẻ tín dụng ngân hàng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên sẽ giúp bạn an tâm sở hữu chiếc thẻ tín dụng “quyền lực” trong tay để tận hưởng tối đa những ưu đãi vượt trội từ tấm thẻ này.
Xem thêm
Tổng hợp các ngân hàng mở thẻ tín dụng online ngay tại nhà